Biểu diễn entanpi qua các hàm trạng thái khác Entanpi

Theo định luật một của nhiệt động học, ta có: d U = δ Q − δ A {\displaystyle dU=\delta Q-\delta A}

Trong đó:

  • d U {\displaystyle dU} là sự biến thiên rất nhỏ nội năng của hệ,
  • δ Q {\displaystyle \delta Q} là biến thiên nhiệt năng rất nhỏ được đưa vào hoặc lấy ra khỏi hệ,
  • δ A {\displaystyle \delta A} là biến thiên cơ năng của hệ.

Theo đó, trong phép tính vi phân, dH có thể được viết như sau:

d H = d U + ( p d V + V d p ) = ( δ Q − p d V ) + ( p d V + V d p ) = δ Q + V d p = T d S + V d p {\displaystyle dH=dU+(pdV+Vdp)=(\delta Q-pdV)+(pdV+Vdp)=\delta Q+Vdp=TdS+Vdp}
  • δ {\displaystyle \delta } thể hiện một phép tính vi phân không chính xác,
  • δ Q = T d S {\displaystyle \delta Q=TdS} là nhiệt năng trao đổi của hệ trong một quá trình thuận nghịch,
  • d S {\displaystyle dS} là biến thiên entropy của hệ,
  • d V {\displaystyle dV} là biến thiên cực nhỏ của thể tích,
  • U {\displaystyle U} là nội năng của hệ,
  • δ A = p d V {\displaystyle \delta A=pdV} là công của hệ sinh ra trong một quá trình thuận nghịch,
  • p {\displaystyle p} là áp suất của hệ,
  • T {\displaystyle T} là nhiệt độ Kelvin.